Ngọc jadeit (Jadeite)


Ngọc jadeit (hay thường được gọi là ngọc jat) được con người biết đến từ thời xa xưa. Ngay từ thời kỳ đồ đá, jade đã được con người sử dụng làm các công cụ sản xuất khác nhau. Sau này, nó được dùng nhiều để chế tạo các đồ trang sức và mỹ nghệ, nhất là ở Trung Mỹ. Ở đây nó được coi là đá thần của người Aztek và được đánh giá cao hơn cả vàng. Cho đến nay người ta đã tìm thấy các sản phẩm mỹ nghệ, các mũi tên làm từ jadeit thuộc nền văn hóa Maja xa xưa tại các nước Guatemala, Mehico, Peru, Panama, Costa Rica, tuy thế trong suốt khoảng 3000 năm, người ta không phân biệt được giữa jadeit và một loại đá quý giống nó là nephrit. Ở Trung Quốc, hai loại đá quý này đều có tên gọi chung là "ngọc" và nó tượng trưng cho sự thịnh vượng, sắc đẹp, tình hữu hảo.

Ngọc jadeit|Jadeite

Tổng quan


 
Khái quát chung
Ngọc jadeit (hay thường được gọi là ngọc jade) được con người biết đến từ thời xa xưa. Ngay từ thời kỳ đồ đá, jat đã được con người sử dụng làm các công cụ sản xuất khác nhau. Sau này, nó được dùng nhiều để chế tạo các đồ trang sức và mỹ nghệ, nhất là ở Trung Mỹ. Ở đây nó được coi là đá thần của người Aztek và được đánh giá cao hơn cả vàng. Cho đến nay người ta đã tìm thấy các sản phẩm mỹ nghệ, các mũi tên làm từ jadeit thuộc nền văn hóa Maja xa xưa tại các nước Guatemala, Mehico, Peru, Panama, Costa Rica, tuy thế trong suốt khoảng 3000 năm, người ta không phân biệt được giữa jadeit và một loại đá quý giống nó là nephrit. Ở Trung Quốc, hai loại đá quý này đều có tên gọi chung là "ngọc" và nó tượng trưng cho sự thịnh vượng, sắc đẹp, tình hữu hảo.
 
Tại châu Âu, vào thời gian người Tây Ban Nha xâm chiếm Trung và Nam Mỹ, hai khoáng vật này có tên gọi là "jade", xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha piedrra deijada - đá danh dự, hay đá "mạng sườn" vì theo một số bộ lạc ở Mehico, các đá này có thể chữa được bệnh đau ở mạng sườn. Vào đầu thế kỷ 18, jade bắt đầu được đưa đến châu Âu từ Trung Quốc. Cho đến tận bây giờ, cả 2 loại đá quý này đều vẫn có một tên gọi chung là ngọc jade. Và chỉ đến năm 1869, nhà khoáng vật học người Pháp Demur mới phân biệt được 2 khoáng vật này,
 
Tên gọi nephrit phát sinh từ tiếng Hy Lạp hejroz - có nghĩa là quả thận, vì theo niềm tin của người xưa, nephrit làm giảm các cơn đau trong gan và thận. Từ ngày xưa người ta tin rằng nephrit ngăn ngừa con người ta khỏi những điều rủi ro.
 
Các tính chất vật lý, hóa học và quang học

Tính chất

Jadeit

Nephrit

Tính chất cơ lý

 

 

Thành phần hóa học

NaAl(SiO3)2

CaMg3(OH)2(Si4O11)2

Đặc điểm tinh thể học

Tập hợp dạng hạt, dạng sợi, thường rất chật khít

Tinh hệ một nghiêng

Tập hợp tinh thể dạng sợi chặt xít.

Tinh hệ một nghiêng

Độ cứng

6,5 – 7

6 – 6,5

Độ dai

Tuyệt đối

Rất tốt, hơn cả jadeit

Cát khai

Không, do có cấu trúc thấp

Không, do có cấu trúc tập hợp

Vết vỡ

Hạt mịn đến mảnh vụn

Mảnh vụn cho đến hạt mịn

Tỷ trọng

3,30 - 3 ,38; thường là 3,34

2,90 - 3,00; thường là 2,95

Màu vết vạch

Trắng

Trắng

Các bao thể đặc trưng

Không

Không

Tính chất quang học

Độ trong suốt

Bán trong đến đục

Bán trong đến đục

Ánh

Trên mặt mài bóng có ánh thủy tinh đến ánh dầu; mặt vỡ thường xỉn

Trên mặt mài bóng có ánh thủy tinh đến ánh dầu; mặt vỡ thường xỉn

Chiết suất

1,66 - 1,68. Do cấu tạo dạng tập hợp nên rất ít khi đo được cả 2 giá trị. Thường chỉ đọc được 1 giá trị là 1,66

1,606 - 1,632. Do có cấu tạo tập hợp tinh thể nên chỉ đọc được một giá trị là 1,61

Lưỡng chiết suất

0,020; thường không đo được

0,026; thường không đo được

Đặc tính quang học

2 trục dương, nhưng không xác định được bằng các phương pháp thông thường. Dưới phân cực kế viên bán trong vẫn sáng (không tối)

2 trục âm, nhưng không thể xác định bằng các phương pháp giám định đá quý thông thường

Tính đa sắc

Thường không rõ do cấu tạo tập hợp hạt

Thường không rõ do cấu tạo tập hợp hạt

Tính tán sắc

Không

Không

Các hiệu ứng quang học

Không

Không

Phát quang dưới tia X

Hầu hết các viên màu nhạt phát màu trắng hoặc trắng phớt vàng. Những viên không màu, vàng sáng thường phát màu tím hoặc tím lam đậm

Không

Phát quang dưới tia cực tím

Trơ đến phát màu phớt trắng, phớt lục hoặc phớt vàng rất yếu dưới LW

Không

Lọc Chelsea

Đỏ yếu đối với vài loại nhuộm màu

Không

Phổ hấp thụ

Những viên bán trong nếu không tối màu quá thường cho vạch 437nm. Những viên màu xanh lục do Cr thường cho 3 vạch ở vùng đỏ: 691,5; 655,0 và 630,0nm. Những viên nhuộm bằng chất nhuộm màu lục chỉ cho một dải hấp thụ thay vì 3 vạch trên.

Ít khi thể hiện phổ đặc trưng. Các vạch Cr có thể thấy trong những viên màu lục chất lượng cao.

Tác dụng của các tác nhân

 

Nhiệt độ

Dễ bị nóng chảy trong đèn khò

Nóng chảy chậm dưới tác dụng của đèn khò

Axit

Các axit nóng có tác dụng nhẹ

Các axit nóng có tác dụng nhẹ

Chiếu xạ

Không có tác dụng

Không có tác dụng

 
Chất lượng và giá trị
 
 
Màu hoàng gia luôn là đắt nhất
 
Tùy thuộc vào độ trong suốt, sắc màu, cường độ và sự phân bố của màu xanh lục (màu có giá trị nhất) mà trên thương trường thế giới người ta chia ra 3 loại:
 
I - loại hoàng gia (Imperial Jadeite), loại jadeit trong suốt đến bán trong, màu lục bảo ngọc đều.
 
II - loại thương phẩm (Commercial Jadeite), có các gân, các đốm nhỏ bán trong màu lục bảo ngọc trên nền màu lục không khí trong suốt.
 
III - loại thông dụng (Utility Jadeite), loại jadeit không trong suốt màu lục sáng. Loại jadeit hoàng gia có giá trị cao nhất, tương đương với giá của emơrôt (lục bảo ngọc).
 
Màu là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng ngọc jade
 
Khi phân cấp chất lượng jade cần phải chỉ rõ jadeit hoặc nephrit. Các chỉ tiêu sau đây cần được lưu tâm đến khi phân cấp chất lượng jade: màu sắc, độ trong, mức độ đồng đều của màu, cấu tạo, hình dạng, kích thước và độ bóng. Màu sắc là chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất.
 
 
Có thể nói rằng ngọc jade là loại đá quý được ưa chuộng nhất ở phương Đông. Người Trung Quốc cho rằng nó liên quan đến 5 đức tính sau của con người: lòng nhân từ, lòng dũng cảm, sự công bằng, sự giản dị và trí tuệ. Người ta thường định giá jat theo viên hơn là theo carat. Màu xanh lá cây là màu được ưa chuộng nhất đối với jat, sau đó là các màu hồng tím, tím nhạt, đỏ, vàng, trắng và đen.
                                                                                                                           TS. Phạm Văn Long

Nghiên cứu